Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa của chỉ số đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa đối với doanh nghiệp

By Admin Xuyên Việt

Để xác định được lãi suất, nắm bắt lợi nhuận, doanh nghiệp cần thực hiện khâu tính lợi nhuận gộp. Đây là chỉ số không thể thiếu trên các báo cáo kinh doanh, báo cáo thu nhập của mọi tổ chức kinh doanh nhưng không hẳn ai cũng hiểu chính xác lợi nhuận gộp là gì. Để củng cố vững chắc các kiến thức của bản thân, mời bạn dành thời gian để tìm hiểu những thông tin quan trọng được mTrend Việt Nam gửi tới trong bài viết này nhé!

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa của chỉ số đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa của chỉ số đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp có tên gọi chuyên ngành là Gross Profit. Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, không chỉ riêng trong tài chính – kế toán.

Định nghĩa lợi nhuận gộp được hiểu là phần giá trị chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và chi phí bỏ ra để tạo thành thành phẩm. Nói một cách đơn giản, nó là lợi nhuận thuần, tổng thu nhập thu về sau khi đã trở toàn bộ các chi phí liên quan đến vốn hàng bán.

Công thức xác định lợi nhuận gộp

Gross Profit hay lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán
Gross Profit hay lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là thuật ngữ không thể thiếu trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Nó được xác định theo công thức: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán ra trong kỳ (COGS)

Trong đó, giá vốn hàng bán sẽ bao gồm: 

  • Giá trị mua nguyên liệu
  • Phí vận chuyển
  • Chi phí nhân công
  • Số chi phí hao hụt trong sản xuất, cung ứng dịch vụ
  • Phí vận chuyển chế phẩm bao gồm phí nhập kho, phí sản xuất các công đoạn…

Tùy vào loại hình sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp mà các chỉ tiêu xác định giá vốn hàng bán sẽ khác nhau. Nó bao gồm chi phí thành phẩm tồn đầu kỳ và hàng sản xuất trong kỳ. 

Để giúp bạn hình dung rõ nét hơn về cách xác định lợi nhuận gộp, mTrend Việt Nam xin được lấy ví dụ như sau: Một doanh nghiệp trong kỳ có doanh thu bán hàng là 300.000 $. Được biết, chi phí vật tư của họ là 20.000 $ và chi phí nhân công là 80.000 $. 

Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp = 300.000 – (20.000 + 80.000) = 200.000 $

Như vậy, sau khi trừ đi giá vốn của hàng hóa, doanh nghiệp thu về lãi gộp là 200.000$. 

>> Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Giải pháp tăng lợi nhuận ròng

Ý nghĩa của lợi nhuận góp đối với doanh nghiệp

Chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả trong sử dụng lao động và vật tư
Chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả trong sử dụng lao động và vật tư

Sau khi tìm hiểu về lợi nhuận gộp là gì, hẳn bạn đã phần nào hiểu được vai trò của nó đối với việc sản xuất, kinh doanh. Chỉ số này được thể hiện trên báo cáo doanh thu, giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả trong quá trình sử dụng vật tư, lao động. Đồng thời rút ra được những bài học trong quản lý và đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Các số liệu được xem xét khi đánh giá, phân tích Gross Profit bào gồm: 

  • Nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất thành phẩm
  • Lao động trực tiếp tham gia sản xuất (làm theo giờ hoặc phụ thuộc vào sản lượng)
  • Hoa hồng nhân viên kinh doanh
  • Phí thẻ tín dụng
  • Thiết bị, máy móc (bao gồm chi phí khấu hao)
  • Tiện ích trong khu vực sản xuất
  • Chi phí vận chuyển

>> Xem thêm: Top 6 kênh đầu tư tài chính hiệu quả không nên bỏ qua

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nắm vững lợi nhuận gộp là gì sẽ giúp các nhà quản lý kiểm tra, đưa ra giải pháp tạo doanh thu như thế nào là hiệu quả. Bởi doanh thu càng lớn và chi phí càng thấp thì lợi nhuận gộp thu được sẽ càng cao hơn.

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm