Đàn Hạc

ĐÀN HẠC – BÁU VẬT HUYỀN THOẠI CỦA NGƯỜI IRELAND

By mtrend

Hình ảnh chiếc đàn đẹp như đến từ thần thoại này thường chỉ xuất hiện tại các buổi biểu diễn âm nhạc, hợp xướng hoành tráng và cũng rất ít người biết về xuất xứ của nó. Hôm nay hãy cùng mTrend mở mang kiến thức và học thêm về loại nhạc cụ đặc biệt này.

(Âm thanh du dương sẽ khiến bạn dù căng thẳng thế nào cũng tìm được sự cân bằng và bình yên.)Hình ảnh cây đàn vòng cung thanh thoát mà chúng ta vẫn thường hay nhìn thấy trong những bộ phim từng xem, trong những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc thần tiên đó chính là đàn hạc – quốc bảo của Ireland.

Đàn hạc hay còn gọi là hạc cầm, đàn harp là một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ireland. Đây được xem là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất trên Trái Đất. Âm thanh của hạc cầm cũng tương tự như guitar nhưng thanh thoát và bay bổng hơn rất nhiều.

ĐÀN HẠC – BÁU VẬT HUYỀN THOẠI CỦA NGƯỜI IRELAND

Hạc Cầm – Chiếc đàn của cổ tích và thần thoại

Trong thời xa xưa, chiếc hạc cầm được minh họa rất nhiều trong những nền văn hóa đặc biệt là những câu chuyện cổ tích, thần tiên. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những thiên thần cầm đàn hạc và hát múa kết hợp với khung cảnh tráng lệ của cung điện, đền đài, nơi mà các vị vua chúa, giới quý tộc thời cổ đại thường tụ tập, vui chơi ca hát…

Theo truyền thuyết Hy Lạp chiếc đàn hạc đầu tiên được làm vào năm 1200 trước công nguyên, do thích thú với âm thanh phát ra từ sợi dây căng cánh cung của Nữ thần săn bắt Diana, thần Apollo đã căng thêm vào nó một số dây khác và tạo nên cây đàn hạc đầu tiên.

(Theo truyền thuyết Hy Lạp chiếc đàn hạc đầu tiên được làm vào năm 1200 trước công nguyên.)

Còn tại vương quốc Ireland, đó là câu chuyện về về hai tộc người sở hữu sức mạnh phi phàm ở Ireland ngày xưa: tộc Tuatha De Danaan và tộc Fomorian.

Đứng đầu tộc Tuatha chính là ngài Dagda, được cho là người đầu tiên sở hữu đàn hạc với những âm thanh diệu kỳ. Chuyện kể là có một vị thần Bóng tối đã đánh cắp cây đàn hạc của Dagda và hai vị thần Ánh Sáng và Nghệ Thuật đã giành lại được cây đàn trả về cho Dagda. Từ đó trở đi, đàn hạc có thể tấu được 3 âm thanh khác nhau là: sự chua xót khiến người nghe phát khóc, tiếng dịu êm đưa ta vào giấc ngủ và âm thanh tưng bừng vui vẻ.

(Đàn hạc được xem như là một quốc bảo ở Ireland. Vào ngày 20 tháng 10 hàng năm, được xem là ngày Lá na Cruite hay còn gọi là ngày Tôn vinh Đàn hạc tại Ireland.)

Đây cũng là cách người Ireland lý giải về âm thanh của đàn hạc mang lại: Nỗi buồn, Niềm vui và Sự bình yên. Khi đến Ireland, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh đàn hạc ở rất nhiều nơi, thậm chí là trên cả đồng tiền của họ.

Hạc Cầm – Âm thanh tựa như được cất lên từ thiên đường

Đàn Hạc

Để chế tác được một cây đàn hạc đòi hỏi rất nhiều công phu mới chế tác được. Hạc cầm có nhiều kiểu, nhiều cỡ và nặng nhẹ khác nhau, nhưng có 3 thể loại chính: loại hộp, loại uốn cong và loại dây. Hạc cầm cao từ 60cm tới 180cm, có 22 tới 47 sợi dây đàn. Dây đàn của hạc cầm được làm riêng biệt bằng dây gân bò, kẽm, nylon, hay trộn lẫn với nhau.

(Để chế tác được một cây đàn hạc đòi hỏi rất nhiều công phu mới chế tác được.)

Âm thanh của hạc cầm được ví von như tiếng của trời xanh, du dương và thoát tục. Đàn hạc thường xuất hiện trong dàn nhạc giao hưởng hoặc đệm cho hát trong nhạc thính phòng. Để học được, ngoài năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có thân người cao, cánh tay dài cùng với những ngón tay chắc khỏe để bấm dây đàn chứ không dùng móng như đàn guitar.

Cùng chiêm ngưỡng âm thanh tuyệt vời của đàn hạc:

(Để học được, ngoài năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có thân người cao, cánh tay dài cùng với những ngón tay chắc khỏe để bấm dây đàn chứ không dung móng như đàn guitar.)

(Âm thanh của hạc cầm được ví von như tiếng của trời xanh, du dương và thoát tục.)

(Âm thanh du dương sẽ khiến bạn dù căng thẳng thế nào cũng tìm được sự cân bằng và bình yên.)

(Nguồn: Irish Genealogy Toolkit, Irish Culture & Customs; www.dkn.tv; Wiki)

Viết một bình luận