Ngừng sử dụng những câu trả lời lười biếng

BỔ SUNG “MUỐI” CHO TẾT NÀY BỚT NHẠT BẰNG NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY

By mtrend

Không hiểu vì sao bạn bè cứ gọi mình là “thánh nhạt” hay là kẻ hủy hoại cuộc hội thoại, là dấu chấm câu của đoạn văn… Năm mới đến rồi, hãy xem tham khảo những điều sau để xóa bay những danh hiệu không đáng nhờ này nhé!

Ngừng sử dụng những câu trả lời lười biếng

Ngừng sử dụng những câu trả lời lười biếng

Việc trả lời ậm ừ những câu như: uh huh/vậy à/ à ừ… sẽ thể hiện rằng bạn đang không quan tâm đến vấn đề mà đối phương và những người xung quanh đang nói.

Chưa kể đến việc bạn nhắn tin qua mạng xã hội, những phản hồi mang tính thủ tục sẽ giết chết cuộc hội thoại ngay lập tức.

Khi bạn đang trò chuyện với ai đó, tức là bạn đang dành thời gian cho họ và họ cũng đang dành thì giờ để ở bên cạnh bạn, việc trả lời “có tâm hơn” sẽ mang lại sự tôn trọng và khơi gợi tiếp những câu chuyện mới. Bạn sẽ không bị phớt lờ ở những cuộc trò chuyện nữa.

Ngừng nói quá nhiều về một vấn đề mà không để ý phản ứng của mọi người

Ngừng nói quá nhiều về một vấn đề mà không để ý phản ứng của mọi người

Hãy chú ý về sắc mặt, thái độ của những “khán giả” đang nghe câu chuyện của bạn. Họ có tập trung không? Ánh mắt của họ có đang nhìn về phía bạn không? Họ có đang bắt đầu nghi ngại và lôi điện thoại ra bấm không?…

Đó là dấu hiệu của việc: HỌ KHÔNG QUAN TÂM VẤN ĐỀ MÀ BẠN ĐANG NÓI ĐÂU. Lúc này thì cố gắng chuyển chủ đề bằng cách đá sang câu hỏi một người nào đấy đang lơ đãng, khơi gợi một chủ đề mà người ấy quan tâm và kêu gọi lại sự chú ý của mọi người. Hãy tỏ ra khéo léo và ngừng nói đúng thời điểm.

Đừng cố gây ấn tượng hoặc gây cười

Đừng cố gây ấn tượng hoặc gây cười

Đây là lỗi thường gặp phải của những bạn “nhạt nhân”! Đừng cố gắng tỏ ra hài hước hay “cười phủ đầu” trước khi bắt đầu câu chuyện. Bạn sẽ làm cho người xem mong đợi và đặt mức kì vọng cao hơn bình thường.

Chính vì vậy, khi bạn kể câu chuyện hoặc nói câu gì đó mà mọi người đang chờ lại không được như ý, đây chính xác là lúc bạn tự vùi chôn mình vào hố sâu. Cứ là chính mình, đừng cố gắng phải trở nên thú vị thì sẽ tự nhiên nhất.

Hãy học cách biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc

Hãy học cách biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bạn nói chuyện bị “thiếu muối” là vì không thật sự để tâm và lắng nghe người khác. Khi ai đó bày tỏ vấn đề gì, họ đều mong đợi một sự phản hồi.

Hãy chú ý quan sát để hiểu được họ cần được an ủi hay cổ vũ, hùa theo hay khuyên bảo… Cái này rất cần sự quan sát và yếu tố “nhạy”, dần dần tiếp xúc mới hình thành được nhé.

Đọc nhiều sách hơn để nạp thêm vốn từ vựng và chủ đề

Đọc nhiều sách hơn để nạp thêm vốn từ vựng và chủ đề

Đây sẽ được xem là điều tiên quyết trong mọi bí kíp chống nhạt (nếu thật sự chúng có thật trên đời). Sách là một kho kiến thức bất tận của nhân loại.

Mỗi câu chữ đều là sự chắt lọc và cô đọng từ mọi thứ trên đời. Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách, tiếp thu kiến thức, mở rộng vốn từ vựng để tăng khả năng ứng biến, tính phản xạ trong giao tiếp. Bạn sẽ xóa tan danh xưng “thiếu muối” mãi mãi.

Viết một bình luận