ACAPELLA – PHONG CÁCH HÁT KHÔNG CẦN NHẠC ĐỆM

By mtrend

Hát acapella là một trong những trải nghiệm thú vị khi nói đến ca hát. Nó đòi hỏi ở bạn một mức độ cao hơn về kỹ năng thanh nhạc, chú trọng vào quãng giọng và kỹ thuật. Sẽ khó có con đường tắt nào để học tốt cách hát acapella ngoài việc luyện tập nghiêm túc và chăm chỉ, nhưng mTrend sẽ giúp cho con đường ấy phần nào trở nên “dễ thở” với bạn.

Phần 1: Học hát

  1. Học những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản.

Nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ, việc thể hiện và điều khiển giọng hát tốt là vô cùng quan trọng. Những ca sĩ không chuyên thường lấy hơi từ ngực và nén cổ họng khi hát, và có những tư thế gây ảnh hưởng không tốt đến giọng hát. Mỗi khi hát, hãy đứng thẳng, đặt hai chân rộng bằng vai và đẩy nhẹ vai về phía sau, giữ cằm thảng và hít thở sau từ cơ hoành.

  1. Luyện tập một bản acapella.

Hãy bắt đầu với một bài hát bạn thuộc và yêu thích. Chăm chú lắng nghe phần giai điệu để chắc rằng bạn đang hát đúng, bởi hầu hết mọi người khi hát đều thể hiện những thay đổi nhỏ so với bản gốc mà không hề nhận ra. Tiếp theo là xác định nốt đầu tiên trong bài hát, rồi đến bài hát được viết ở khóa nào. Cứ tiếp tục tập luyện đến khi bạn có thể hát cả bài mà không bị lệch tông.

  1. Tham gia các lớp học

Các ca sĩ có thể được phân vào 2 nhóm: nhóm chuyên nghiệp và nhóm tiềm năng. Hầu hết những ca sĩ được đào tạo bài bản có thể ngay lập tức biết được người nào đó có được học hát hay không, đơn giản qua việc thể hiện cao độ, phát âm và khả năng điều khiển giọng hát của người ca sĩ đấy. Hát acapella yêu cầu giọng hát phải linh hoạt, chắc chắn, và có tai nghe tốt. Việc được đào tạo bài bản về thanh nhạc sẽ giúp bạn cải thiện những kỹ năng này.

  1. Tham gia một dàn hợp xướng.

Tham gia một dàn hợp xướng giỏi sẽ nhanh chóng giúp bạn cải thiện giọng hát, cao độ, tai nghe và khả năng xướng âm. Thêm nữa, nó còn xây dựng trong bạn sự trưởng thành và chuyên nghiệp cần có khi mình là thành viên của một nhóm.

Tham gia hợp xướng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng ca hát.

  1. Tích lũy khả năng trình diễn.

Rất nhiều ca sĩ thường bỏ qua điều này, nhưng tích lũy kinh nghiệm biểu diễn trong nhóm lẫn solo đều rất quan trọng. Việc học cách vượt qua nỗi sợ và căng thẳng khi đứng trên sân khấu đều cần thích cho bất kỳ người nghệ sỹ nào.

  • Nỗi sợ sân khấu có thể khiến dây thanh âm của bạn co lại. Nếu không được xử lý tốt, nó có thể khiến giọng hát của bạn bị nhão, phô, thiếu liền mạch, đầy sự căng thẳng, và có thể dẫn đến mệt mỏi và tổn thương.
  • Kiểm soát sự di chuyển trong các màn trình diễn. Nếu giọng của bạn không quá khỏe, hãy tập cách phát hát dứt khoát. Nếu có kèm theo vũ đạo, hãy điều tiết hơi thở thật tốt.
  • Bạn sẽ dễ dàng vượt qua những căng thẳng nếu hát trong nhóm – một lý do nữa để thấy rằng việc trình diễn hợp xướng là một ý kiến hay.

Xem thêm:

Tiểu sử ca sĩ Hiền Thục

Tiểu sử ca sĩ Phương Linh

Phần 2: Nâng cao kỹ năng hát acapella

  1. Hiểu rõ về âm lượng khi hát nhóm.

Hát quá lớn là một sai lầm phổ biến khi hát acapella. Hãy nhớ đến vai trò của bạn trong nhóm. Trong bất kỳ khoảnh khắc nào, chỉ có 1 hoặc 2 giọng hát làm giai điệu chính, đủ to và rõ dể có thể linh hoạt điều chỉnh âm lượng giọng hát để tạo nên hiệu ứng thật tốt. Những ca sĩ khác sẽ có vai trò làm phần nhạc nền và beat, quyện bè và giữ nhịp.

  • Tất nhiên, giọng ca bass vẫn có những lúc được tỏa sáng. Hãy hiểu rõ khi nào nên phát ra âm thanh, và khi nào không.
  • Nhiều nhóm acapella đã thiết lập các phần như giọng soprano/meso soprano (nữ cao), giọng alto (nữ trầm), giọng tenor (nam cao), giọng bass (nam trầm), và có thể có một beat boxer. Giọng baritone (nam trung) tuy đẹp nhưng thường hiếm, bởi giọng tenor hay bass thường cũng có thể hát đượng phần của baritone. Tùy vào quãng giọng, bạn sẽ được phân công thể hiện những phần phù hợp.
  1. Luyện tập một tông giọng nhất quán

Bạn sẽ cần có một tai nghe tốt và tông giọng mà mình cảm thấy tự tin – hai thuộc tính đòi hỏi rất nhiều luyện tập. Tránh “lạng lách” sẽ rất “nguy hiểm” cho bản acapella.

  • Giữ nhịp đều cũng rất quan trọng. Hãy tránh theo đổi tóc độ một cách đột ngột, và tôn trọng những thành viên khác trong nhóm.
  1. Chuẩn bị cho độ bền và linh hoạt trong giọng hát.

Vì một bản acapella đều tập trung vào giọng hát, bạn sẽ phải hát nhiều hơn so với những màn trình diễn khác. Bạn cần có một giọng hát chắc để bảo đảm về chất lượng. Bạn cũng nên sẵn sàng cho những thay đổi đột ngột về cao độ, tốc độ, hay âm lượng,… bởi các nhóm nhạc acapella rất thích làm như thế!

  • Giọng hát của bạn sẽ chắc hơn nếu bạn luyện tập thanh nhạc thường xuyên.
  1. Luyện tập sắp xếp bè phối.

Rất nhiều nhóm nhạc trình diễn acapella tự phối bài riêng theo cách của họ, một số hợp đồng biểu diễn hay các cuộc thi yêu cầu điều đó. Bạn sẽ cần phải hiểu cách xây dựng bè phối thật hay và tinh tế.

  • Nếu bạn chưa thể nhận ra và hát ở quãng 3, 5 hay các quãng khác, hãy luyện tập phần này nhiều hơn.
  1. Mở rộng quãng giọng

Nhiều phần sắp xếp bè phối trong acapella yêu cầu các ca sĩ phải hát ở những quãng rộng, đặc biệt là giọng tenor, soprano và alto. Ngay cả khi bạn có thể hát tất cả các nốt trong quãng của bài hát, bạn cũng cần phải luyện tập thêm để âm thanh trở nên thật mượt và nhẹ nhàng. Giọng tenor có thể cần phải luyện tập thay đổi giữa âm khu thường và âm khu falsetto.

  1. Hãy thật chuyên nghiệp

Tôn trọng những ca sĩ khác trong nhóm, bao gồm cả những nỗ lực mà họ đã trải qua khi tập luyện cùng nhóm. Khi bạn đến buổi tập trễ, bạn sẽ khiến mọi người bị xuống tinh thần và làm tốn thời gian của họ. Hãy giữ một thái độ chuyên nghiệp, trưởng thành và đừng lúc nào cũng xem mình là “cái rốn” của sự chú ý.

  1. Phát triển phần trình diễn

Việc truyền tải khi hát solo và hát acapella rất khác nhau. Nếu bạn muốn kết hợp vài động tác vũ đạo trong phần trình diễn của mình, hãy chắc rằng những thành viên khác trong nhóm cũng cùng tham gia. Thử tưởng tượng nếu như một thành viên trong nhóm thể hiện những bước vũ đạo bốc lửa như Beyoncé và số còn lại thì đứng như đang thể hiện ca khúc ballad của Whitney Houston, thật kỳ quặc phải không nào?

>>> Xem thêm: Tiểu sử ca sĩ Mỹ Linh

Phần 3: Tham gia một nhóm nhạc acapella

  1. Cân nhắc việc hát solo.

Hát acapella solo là một là một chuyện hoàn toàn khả thi, bằng cách tự mình thu âm mỗi phần có trong một bản acapella. Hầu hết các ca sĩ đều thích việc hát nhóm, nhưng đây có thể là cách giúp bạn làm quen với thể loại này trong lúc tìm kiếm cơ hội cho bản thân.

Hát acapella solo là chuyện hoàn toàn khả thi.

  1. Tìm kiếm buổi thử giọng từ các nhóm đã thành lập từ trước

Hãy tìm kiếm kỹ thông tin trên internet, báo chí, hay từ các mối quan hệ mà bạn có được với những ca sĩ hay người trong ngành.

  1. Chuẩn bị “CV”

“CV” này nên bao gồm những kinh nghiệm của bản hân, dòng nhạc đang theo đuổi, trường học đã được đào tạo, những chương trình hay khóa học bạn đã tham gia, những nhóm nhạc hay dàn hơp xướng bạn đã từng là thành viên. Bạn cũng có thể thêm vào những nghiên cứu âm nhạc mà bạn đã làm, v.v…

  1. Chuẩn bị tốt cho buổi thử giọng.

Hãy nắm chắc những phần mình sẽ thể hiện. Nếu bạn được phép chọn nhạc, hãy mang theo sheet nhạc để giám khảo có thể theo dõi và đánh giá bạn một cách chính xác. Nếu giám khảo yêu cầu bạn hát một đoạn cụ thể nào đó đã được sắp xếp sẵn, hãy chắc rằng bạn bám sát phần của mình dù là hát một mình hay trong nhóm, bởi đây có thể là cách họ kiểm tra kỹ năng của bạn.

  • Hãy nghỉ ngơi và uống đủ nước trước ngày dienx ra buổi thử giọng.
  • Ăn mặc lịch sự, chỉn chu.
  • Tự tin chính là chìa khóa. Mỉm cười, nhìn vào mắt các thành viên trong nhóm, nói họ biết tên của bạn, bài hát bạn sẽ thể hiện, do ai sáng tác. Đừng quên đưa “CV âm nhạc” của bạn cho họ, đứng thẳng, và hát với tất cả sự tự tin mà mình có.

Phần 4: Thành lập nhóm nhạc riêng

  1. Tìm kiếm thành viên để thành lập nhóm

Nếu khu vực bạn sống không có nhóm acapella nào phù hợp, hãy cân nhắc việc tự thành lập nhóm riêng của mình. Những bước đầu tiên là:

  • Hãy giới thiệu bản thân mình bằng những đoạn solo của bạn trong ca đoàn, bản thu âm có nhạc nền hay những phần trình diễn của bạn trước đây. Hãy làm cho mọi người thấy hứng thú và mong muốn được làm việc cùng bạn.
  • Quảng cáo, quảng cáo, quảng cáo. Hãy nói với những người bạn ca sĩ của bạn, và nhờ họ nói với những người bạn của họ. Truyền miệng là hình thức quảng cáo hiệu quả. Nếu bạn đang trong dàn hợp xướng, hãy thử mời những người bạn cho rằng phù hợp.
  • Có một “hạn chót” nhất định cho phần đăng ký tham gia nhóm nhạc cùng bạn.
  1. Sắp xếp những buổi thử giọng.

Một khi đã có trong tay các đơn đăng ký, hãy lọc lại những ứng viên bạn cho rằng phù hợp cho buổi thử giọng. Đừng sợ rằng bạn sẽ không thể kiếm đủ thành viên mà trở nên dễ dãi, đó có thể là một sai lầm đấy! Thà là kêu gọi mọi người đăng ký thêm còn hơn là mắc kẹt với những người bạn không hề thấy phù hợp.

  • Hãy chắc rằng bạn biết được quãng giọng của mỗi người đến thử giọng.
  1. Tổ chức thử giọng.

Đây là ví dụ về một buổi thử giọng:

  • Chơi một vài nốt trên piano trong quãng giọng của người ca sĩ, hoặc hát vài nốt, sau đó yêu cầu họ hát lại. Một ca sĩ giỏi sẽ có thể hát lại các nốt ấy mà không bị “lạng lách”.
  • Yêu cầu ca sĩ hát đoạn ngắn của một ca khúc.
  • Hỏi xem ca sĩ ấy có khả năng xướng âm tốt hay không. Những người có khả năng xướng âm tốt có thể hát những nốt nhạc đầu tiên trong các màn trình diễn live, và biết cách “phớt lờ” và giữ chắc cao độ khi nhóm chợt… lệch tông.
  1. Chọn nhóm

Sự đa dạng chính là chìa khóa. Cũng như một dàn nhạc cần có nhiều nhạc cụ, một nhóm acapella cũng cần nhiều giọng ca với các quãng khác nhau. Điều đó sẽ khiến cho nhóm acapella của bạn thực hiện được nhiều kỹ thuật, bè phối tốt và đa dạng hơn. Số lượng thành viên trong nhóm nhạc tùy thuộc vào bạn, thường là 5, nhưng có thể nhiều hơn nếu bạn thích.

  • Một beat boxer sẽ giúp ích trong việc giữ nhịp cho nhóm.

Nhóm AC&M từng có nhiều ca khúc acapella rất thành công.

The Hoods đầy tài năng cùng với phong cách acapella đang được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích.

Pentatonix hiện đang là nhóm nhạc acapella nổi tiếng trên thế giới.

Phần 5: Trình diễn

  1. Tìm hợp đồng biểu diễn.

Giả định rằng bạn đã thực hiện tất cả những bước trên, nhóm của bạn luyện tập rất tốt và trơn tru. Thử thách thật sự nằm ở chỗ phát triển phần trình diễn của mình, và tìm cơ hội để thử nó. Thể loại acapella sẽ hơi kén chọn nơi biểu diễn, vì thế đôi khi bạn sẽ phải tìm kiếm cơ hội bằng cách hát miễn phí để xây dựng tên tuổi cho mình. Nhưng nếu bạn được trả cát-xê, thì càng tuyệt vời phải không?

  1. “Độc”

Để các bài hát của bạn trở nên ấn tượng, bên cạnh yếu tố “hay”, nên có chút “độc” trong đó. “Độc” ở đây là độc nhất, độc lạ. Điều đó sẽ làm khán giả nhớ đến nhóm của bạn, yêu thích các giọng hát của nhóm, và yêu thích luôn cả những bài hát mà nhóm trình bày.

  1. Phát triển phần trình diễn

Giọng hát là yếu tố tất yếu, nhưng bạn cũng nên dành thời gian cho “phần nhìn” như luyện tập biểu cảm gương mặt hay vũ đạo. Điều đó cũng sẽ tạo nên cho nhóm sự đa dạng, khác biệt và chuyên nghiệp hơn rất nhiều đấy.

Kết: Không có con đường đi nào là dễ dàng, nhưng bạn có thể lấy những chia sẻ của mTrend làm “kim chỉ nam” nếu bạn muốn đến với acapella. Đừng quên đón xem những bài học nhạc online thật bổ ích trên kênh mTrend.vn nhé!

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm