CẤU TẠO CỦA ĐÀN PIANO

By mtrend

Đàn Piano (Piano) là một nhạc cụ thuộc bộ dây phím, rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Những chiếc Piano cổ điển được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, đến ngày nay, nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật cũng như khoa học, cây đàn Piano đã được cải tiến và thay đổi rất nhiều so với những ngày đầu tiên. Và tất nhiên những cải tiến này chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là làm cho cây đàn trở nên hay và chất lượng hơn.

Piano có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại. Nó được dùng phổ biến trong nhạc jazz, thường chơi solo như một nhạc cụ độc lập trên nền nhạc, hoặc cũng có thể đệm cho các nhạc cụ khác hoặc cho người hát.. Có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho Piano: sonata cho Piano, concerto cho Piano và dàn nhạc, mazurka, polonaise, rondo, nocturne… Piano cũng được dùng phổ biến trong các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát, hoặc là nhạc cụ độc tấu các bản nhạc không lời được chuyển soạn cho Piano.

Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu Piano: Piano lớn, Piano đứng và kiểu lai giữa hai loại trên.

Những chiếc đàn đứng, dù chất lượng có cao đến mấy, không được những người chơi Piano coi là nhạc cụ có chất lượng thuộc hàng chuyên nghiệp.

Những chiếc đàn lớn có một hệ thống phím, tận dụng trọng lượng của phím khiến cho phím trở về vị trí ban đầu trong khi đàn đứng lại sử dụng lò xo. Hệ thống phím là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh từ đàn Piano và ảnh hưởng đến đánh giá của người chơi đàn về chất lượng âm thanh.

Piano lai có ưu điểm của cả hai loại trên: dây và hộp cộng hưởng nằm ngang, kích cỡ nhỏ có thể chứa trong phòng ở. Tuy nhiên, nó vẫn to hơn đàn đứng và chất lượng âm thanh, dù hơn đàn đứng, vẫn thua xa một cây đàn lớn đúng nghĩa.

Piano tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay tức thì để cho dây đàn tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng (soundboard), bộ phận khuếch đại chúng.

Cùng tìm hiểu nhiều hơn về cấu tạo của Piano với 6 thành phần dưới đây:

30 1 khung dan

  1. Khung đàn (Frame): Chất liệu làm khung đàn thường được sử dụng nhất đó là sắt, ở phần rìa phía sau có gắn thanh chốt lên dây để cố định một đầu dây đàn. Ở phần rìa phía trước là một tấm khóa lên dây, bao gồm nhiều chốt lên dây (bạn có thể mở nắp những cây đàn grand Piano lên là sẽ thấy, hoặc mở nắp thùng phía trước của cây đàn upright Piano) là nơi các kỹ thuật viên thường điều chỉnh, canh dây cho cây đàn của bạn mỗi khi cần. Đầu còn lại của dây đàn sẽ được quấn quanh các chốt lên dây này, và qua việc vặn các chốt lên dây này, kỹ thuật viên sẽ căng dây đàn của bạn sao cho đúng cao độ của nốt.
  2. Bảng cộng hưởng (Soundboard): Đây là thành phần được nhiều người biết đến của một cây đàn Piano. Nó được đánh giá là những thành phần quan trọng nhất làm nên chất lượng âm thanh của cây đàn. Thông thường chất liệu gỗ để làm soundboard là gỗ vân sam, được để lâu năm.
  3. Dây đàn (String): Dây đàn Piano được làm bằng thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. Những nốt cao thường được sử dụng 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau, những nốt thấp hơn chỉ sử dụng một dây thép độc lập có kích thước lớn hơn và những dây này thường sẽ nặng hơn bởi có thêm một lớp đồng cuộn xung quanh dây.30 2
  4. Bộ máy đàn (Action): Bộ máy của đàn Piano cơ mới bao gồm tất cả những bộ phận khiến đầu búa chuyển động để đánh vào dây đàn. Bộ phận mà bạn có thể thấy dễ nhất là bàn phím nơi tay người chơi tác động vào qua đó điều khiển búa đánh vào dây thép của đàn. Các phím đàn được làm bằng gỗ, phía trên có thêm 1 lớp sơn hoặc một lớp nhựa đen hoặc trắng tùy theo màu sắc phím đàn.
  5. Hệ thống bàn đạp (Pedals): Bất cứ cây đàn Piano nào cũng bao gồm pedal bên dưới cây đàn. Thông thường những cây Piano sẽ có từ 2-3 pedal tùy theo thời điểm cũng như kiểu sản xuất của từng cây đàn và nhà sản xuất cụ thể. Với pedal bên tay phải (damper pedal) đây là loại pedal được sử dụng nhiều nhất, với chức năng tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay bạn đã buông khỏi phím đàn thông qua việc giữ “bàn phím chặn âm” tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài. Pedal giảm âm (phía bên trái – còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn Piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác. Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical Piano thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.
  6. Hộp đàn (Case): Đây là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn Piano, giúp bạn phân biệt được upright Piano (Piano đứng) và grand Piano (Piano nằm). Trong khi các loại Piano đứng có kiểu dáng tương đối giống nhau với chiều cao phổ biến từ 121-131 cm thì các loại đàn grand Piano thường có chiều dài từ 1,5 mét đối với các loại baby grand Piano và lên đến 2,7-3 mét đối với các loại sử dụng trong các buổi hòa nhạc, biểu diễn.

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm