Những quan điểm sai lầm về kỹ thuật thanh nhạc

By mtrend

1.Chú trọng kỹ thuật sẽ phá hỏng cảm xúc:

Một số bộ phận khán giả chủ yếu chỉ nghe nhạc theo trào lưu, với thị hiếu âm nhạc nhạt nhòa và vốn hiểu biết nghèo nàn về âm nhạc đã xuất phát nên quan điểm sai lầm này! Họ chỉ chú tâm vào âm sắc mộc mạc của giọng ca nghiệp dư mà bỏ qua hoàn toàn những yếu tố khác.

Chính vì điều này, một số những bạn trẻ khi bắt đầu sự nghiệp ca hát không còn chú trọng vào kỹ thuật thanh nhạc. Cảm xúc là cái họ đem ra để biện hộ cho thị hiếu và sự hời hợt của mình, dẫn đến việc hình thành nên một lớp ca sĩ thường xuyên hát lệch tông, vỡ nốt, lạc nhịp, phô chênh…

Nhạc sĩ Dương Thụ nhận định: “Người Việt chưa được đào tạo về tri thức âm nhạc”

2. Tốt sơn hơn tốt gỗ:

Lại tiếp túc đổ lỗi cho thị hiếu, thay vì quan tâm giọng hát lại chỉ chú ý đến ngoại hình, phong cách và chất giọng… “lạ”.

Không thể phủ nhận đó cũng là những yếu tố đóng góp, làm nên sự thành công của một ca sĩ… Nhưng về lâu dài, đây chẳng phải là một cách thức bạn nên học theo. Bởi lẽ người nghe nhạc thật sự là những khán giả có ý thức, có một chiều sâu nhất định và họ sẽ quan tâm rất nhiều đến chính những kỹ thuật thanh nhạc của người nghệ sĩ. Dù bạn có những âm sắc đặc biệt, nhưng kỹ thuật sai, không chuẩn cũng sẽ chẳng bao giờ tạo nên thành công thật sự.

Kỹ thuật thanh nhạc không phải là thứ cao siêu, xa vời mà chính là những điều cơ bản nhất của người hát. Hát dùng kỹ thuật là hát đúng, và muốn hát hay phải hát đúng. Hát đúng cũng là cách bạn tôn trọng người nghe.

Ảnh hưởng khá nhiều từ K-Pop, Sơn Tùng M-TP luôn dẫn đầu thị hiếu nhưng cũng thường xuyên vướng vào ồn ào trong âm nhạc.

3. “Kỹ thuật có cũng được, không có cũng được”:

Nhận định trên xem nhẹ yếu tố học thuật trong khi chính điều này tạo điều kiện cho ca sĩ nâng tầm đẳng cấp và bảo toàn sức khỏe.

Kỹ thuật thanh nhạc trước tiên là phương tiện giúp bạn hát đúng. Hát đúng cách, biết điều khiển và sử dụng giọng hát sẽ giúp bạn giữ gìn giọng hát. Đôi khi hát sai kỹ thuật có thể làm ảnh hưởng đến giọng hát của bạn thậm chí là mất giọng, hỏng giọng và các bệnh về thanh quản.

Bạn nên nhớ cho dù hát bất cứ dòng nhạc, thể loại nhạc nào cũng cần có kỹ thuật và kiến thức âm nhạc nhất định của dòng nhạc đó.

4. “Dòng nhạc/Thể loại nhạc này cần gì kỹ thuật?”

Đây cũng là quan điểm phổ biến trong các cuộc tranh luận, đặc biệt là về các nghệ sĩ thần tượng. Không ít người cho rằng những nghệ sĩ theo đuổi nhạc trữ tình, nhạc nhẹ, dân ca, nhạc trẻ thì không cần kỹ thuật và xem đây là tấm bình phong mỗi khi thần tượng hát sai nốt, lạc nhịp.
Khi ca sĩ mở miệng hát là đã có thể nhìn ra kỹ thuật của cá nhân đó. Hát là điều khiển hơi thở, mà điều khiển hơi thở chính là kỹ thuật. Mở khẩu hình, mở thanh quản, lấy hơi, giữ giọng, nhả chữ, ngân rung … đều là những phạm trù cơ bản nhất của ca hát. Người nghệ sĩ hát bất cứ dòng nhạc, thể loại nhạc nào cũng cần có kỹ thuật và kiến thức âm nhạc nhất định. Mặt khác, khi họ mở miệng ra hát là đã có thể đánh giá trình độ, kỹ thuật của họ.

5. Chỉ cần đầu tư học hát là có thể thành công:

Điều này không hoàn toàn đúng vì trên thế giới, không hiếm những giọng ca lão làng, kỳ cựu nhưng một nốt nhạc bẻ đôi không biết (Al Jarreau, George Benson…). Christina Aguilera bị đánh giá là yếu kỹ thuật nhưng có những phần biểu diễn giọng hát tuyệt vời mà những người học nhạc chính quy cũng chưa chắc đã thành công. Bảo Yến, Mỹ Tâm, Thùy Chi … đều không quá điêu luyện về kỹ thuật nhưng giọng ca mộc mạc của họ luôn đi sâu vào lòng người. Điều đó cho thấy rằng để đi lên đỉnh cao của sự nghiệp nghệ sĩ chuyên nghiệp chính là việc học hỏi, đam mê và định hướng âm nhạc của họ rất rõ ràng.

Viết một bình luận