NHẠC SĨ CA LÊ THUẦN - NIỀM TỰ HÀO CỦA NỀN ÂM NHẠC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

NHẠC SĨ CA LÊ THUẦN – NIỀM TỰ HÀO CỦA NỀN ÂM NHẠC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

By mtrend

Giáo sư, nhạc sĩ Ca Lê Thuần Là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền âm nhạc Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà với dòng chảy lịch sử âm nhạc của dân tộc.

NHẠC SĨ CA LÊ THUẦN - NIỀM TỰ HÀO CỦA NỀN ÂM NHẠC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1 tháng 4 năm 1938, trong một gia đình trí thức nhà giáo, từ nhỏ đã thấm nhuần nỗi đau của dân tộc trong ách đô hộ ngoại bang. Điều đó đã thôi thúc ông tham gia cách mạng để đóng góp phần sức lực của mình cho công cuộc giải phóng đất nước từ rất sớm. Khi mới 16 tuổi ông đã là diễn viên văn công. Tập kết ra bắc năm 1954, ông theo học trường âm nhạc Việt Nam. Năm 1959 ông được cử đi học tại Nhạc Viên Odessa ( Liên Xô cũ), ông đã học lý luận âm nhạc tại đây.

Trở về Việt Nam vào năm 1964 ông nhận trách nhiệm quan trọng là giảng dạy môn lý luận sáng tác tại trường Âm Nhạc Việt Nam. Điều này đã góp phần rất lớn trong việc đặt nền móng xây dựng nên nền âm nhạc của Việt Nam về sau.

Ông đã viết nên những tác phẩm đầy khí phách, bi hùng như để khóc thương người thân, khóc thương quê hương đang chìm trong khói lửa chiến tranh. Ở lĩnh vực lý luận âm nhạc chuyên nghiệp, cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần là một nhà âm nhạc học uyên bác, một cây bút lý luận âm nhạc hàng đầu, số một của cả nước. Với những công trình nghiên về giá trị thực tiễn, ông đã góp phần phát triển dòng nhạc “hàn lâm” – giao hưởng thính phòng, thể loại khí nhạc còn quá non trẻ của Việt Nam thêm sức sống để vươn xa ra quốc tế.

Ở lĩnh vực sáng tác, cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần có những đóng góp đáng kể qua các tác phẩm nổi trội: Thành phố lên đường (Hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng), Người con gái đất đỏ (Kịch múa), Việt Nam tiếng hát trái tim ta (Hợp xướng), Ánh sáng và bóng tối (Âm nhạc cho múa), Âm thanh đồng bằng (Tứ tấu đàn dây), Giao hưởng thơ cung Rê thứ, Ngọc trai đỏ (Tổ khúc giao hưởng, kịch múa), Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga (Kịch múa), Ballade Symphonique Thành phố quê hương (Dàn nhạc thính phòng), Bài ca Việt Nam (Hợp xướng), Opera Người giữ cồn…

Thơ giao hưởng Dáng đứng Việt Nam (1974), ông viết khi biết tin Ca Lê Hiến – Nhà thơ Lê Anh Xuân em trai ông hy sinh trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 ở Sài Gòn. Xúc cảm từ những vầng thơ đau xé lòng của Lê Anh Xuân:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất.
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng…”

Tác phẩm của cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần thường có nội dung gắn với lịch sử dân tộc, anh hùng dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, đậm chất âm nhạc dân gian Nam bộ. Ở mỗi tác phẩm của ông, người nghe cảm nhận từng giai điệu vang lên gần gũi từ cảm xúc thật của tác giả. PGS Tiến Sĩ Võ Văn Nam, một học trò và cũng là một người bạn sinh thời của cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần, ông có những chia sẻ về cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần: “anh là một nhà sư phạm mẫu mực, xuất sắc về âm nhạc, anh đã có những đóng góp lớn cho các thế hệ mà ngày nay, những người học trò của anh đã thành danh, nổi tiếng trong và ngoài nước. Tôi vẫn nhớ trong cuộc sống đời thường cùng với tôi ở bất cứ cương vị nào, Ca Lê Thuần đều gạt bỏ mọi chức vị, danh tiếng… và anh chỉ đơn giản xưng mình là một ông thầy làm nghề dạy nhạc”.

Cố nhạc sĩ Ca Lê Thuần, cái tên của người nhạc sĩ đã có công đóng góp to lớn cho nền âm nhạc Việt Nam là không thể phủ nhận công lao của ông. Những đóng góp của ông đã được ghi nhận bằng những giải thưởng, những huân chương. Nhưng những ghi nhận, những phần thưởng lớn nhất của cuộc đợi vị cố nhạc sĩ tài ba được ghi nhận là những bài hát do ông sáng tác trong tim người yêu nhạc Việt Nam.

Sưu tầm

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm