Làm nhạc dưới tinh thần độc lập

Làm nhạc dưới tinh thần độc lập (kỳ 2): “cửa hẹp” nay đã rộng mở

By mtrend

Nghệ sĩ làm nhạc dưới tinh thần độc lập thành công ở việc cung cấp những tác phẩm âm nhạc gần gũi nhưng lại có sự tìm tòi phá cách đầy chất nghệ thuật, cũng như về mặt “thương mại” ở một quy mô nhất định.

Như bài viết trước đã đề cập, các nghệ sĩ trẻ hoạt động dưới tinh thần Indie của Việt Nam không chỉ ngày càng nhiều mà còn có những dấu ấn riêng. Nếu như trước đây, lượt nghe ca khúc trên mạng Internet là thước đo thành công của một nghệ sĩ độc lập thì nay đã có thêm các thước đo khác.

Làm nhạc dưới tinh thần độc lập

Nhiều nghệ sĩ làm nhạc dưới tinh thần Indie tại Việt Nam vẫn có thể bán đĩa nhạc họ tự thu hay bán vé live show do họ tự tổ chức. Vậy, những nghệ sĩ làm nhạc theo tinh thần độc lập nào đang gây chú ý ở mảng này và thành công đến đâu?

Lượt nghe tăng cao

Sự phổ biến của các ứng dụng nghe nhạc online cũng như thói quen nghe nhạc trực tuyến càng nhiều của khán giả góp phần rất lớn vào thành công của giới làm nhạc này. Những năm gần đây, các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ mang màu sắc Indie thu hút người nghe nhạc nhiều hơn bao giờ hết.

Một trong những nghệ sĩ underground có lượng nghe trực tuyến cao nhất chính là rapper Đen. Hơn 144 nghìn người đăng ký với gần 64 triệu lượt xem MV và nghe audio chỉ riêng trên YouTube.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 02

Một rapper đi lên từ phong trào underground khác là Karik cũng có số lượt xem MV khá ấn tượng. Kênh YouTube của anh có hơn 152 nghìn người hâm mộ; với hơn 32 triệu lượt xem MV.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 03

Ngoài ra, các một vài kênh YouTube của một số nghệ sĩ hoạt động dưới tinh thần indie khá thu hút người xem như Vũ, Wowy… cũng thu hút hàng triệu lượt nghe.

Đây chỉ mới tính riêng trên YouTube, các nghệ sĩ này còn có những kênh chia sẻ nhạc riêng của mình bao gồm các ứng dụng như Soundcloud, hay các trang nghe nhạc trực tuyến như MP3Zing, Nhaccuatui…

Nhìn qua những ví dụ trên, khán giả có thể rõ ràng thấy được, sô lượng fan hay khả năng tiếp cận các sản phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ được cho là độc lập là không hề nhỏ; thậm chí không thua kém gì các nghệ sĩ đang hoạt động chính thống trong thị trường âm nhạc Việt Nam.

Từ “cháy đĩa”…

Nếu như lượt views đánh giá được phần nào “độ hot” của các sản phẩm âm nhạc, thì lượng đĩa hay vé bán vé bán ra của các show diễn thực sự là yếu tố để khẳng định được những dấu mốc thành công của các nghệ sĩ ở mảng này.

Đơn cử như ban nhạc indie rock Ngọt tại Hà Nội. Năm 2016, họ ra mắt đĩa nhạc đầu tay mang tên Ngọt và đoạt được con số bán ra gây ngạc nhiên. 1000 bản đĩa nhạc dạng truyền thống (CD) được tiêu thụ chỉ trong vòng 1 tuần lễ. Ngay lập tức, ban nhạc đã phải in thêm 1000 đĩa để phục vụ nhu cầu khán giả. Một tuần sau, số đĩa in thêm này cũng được “tẩu tán” sạch sẽ.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 06

Sau đó, Ngọt đã kí hợp đồng với một số trang nghe nhạc trên mạng Internet cũng như ứng dụng nghe nhạc trực tuyến để phán hành phiên bản online. Một thành viên của Ngọt cho biết, đã có hơn 1000 lượt tải album nhạc số này.
Như nhiều người đã biết, đĩa nhạc đầu tay của Ngọt được ra đời chính là nhờ hình thức crowdfunding (gây quỹ cộng động). Nghĩa là, người hâm mộ đã bỏ tiền “đầu tư” cho những nghệ sĩ trẻ để họ được sáng tác và cống hiến, dù mới chỉ nghe một vài bản nhạc ít ỏi lan truyền trên mạng xã hội.

Một đại diện khác có lượng bán đĩa “khủng” khác phải kể đến chính là Lê Cát Trọng Lý. 3 album của cô dù in giới hạn nhưng nhanh chóng được bán hết vì lượng đặt trước rất lớn. Từ album thứ 3, Lê Cát Trọng Lý còn chứng tỏ mình là một nghệ sĩ cá tính khi chăm chút album của mình bằng phiên bản vỏ đĩa được làm bằng các vật liệu khá đặc biệt. Nếu nưa phiên bản đĩa thường có khay đãi được làm từ lõi gỗ sồi và gỗ thông thì phiên bản giới hạn được làm từ 5-6 loại độc đáo, được đánh số và bán ra với giá 1 triệu đồng. 1000 bản đĩa thường và 100 bản đĩa đặc biệt của Những kẻ mộng mơ “bốc hơi” nhanh chóng.

Tháng 8/2017, Lê Cát Trọng Lý tiếp tục phát hành đĩa nhạc mới có tên Làm sao về được bắt đầu. Lần này, nữ ca sĩ chọn chất liệu trẻ để làm khay và hộp đĩa nhạc. Dù chưa chính thức bán nhưng số lượng đặt trước đăng tăng lên mỗi ngày.

Đến “cháy show”

Không chỉ thành công ở mặt tiêu thụ album, các nghệ sĩ dưới tinh thần làm nhạc độc lập cũng nên tự hào khi những show diễn của họ luôn đón nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Mới đây, 1 đoạn video ngắn quay hàng người dài cả cây số đứng chờ mua vé đêm diễn Xin phép (được) cô đơn của nam ca sĩ, nhạc sĩ trẻ Vũ khiến nhiều công chúng sửng sốt.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 04

Thậm chí, có người còn chờ đợi hàng tiếng đống hồ nhưng vẫn không thể cầm trên tay tấm vé để nghe Vũ hát. 600 vé bán ra không phải là một con số lớn nhưng với tên tuổi còn khá lạ lẫm với chính công chúng thích nghe nhạc indie/underground hay công chúng nói chung thì đây vẫn là một con số khá ấn tượng.

Trước thành công của Vũ, chính là show diễn vô cùng thành công của nhóm nhạc Da LAB. Nhóm nhạc rap hoạt động theo mô hình underground này tổ chức live show Sau 10 năm đã ngay lập tức thu hút khán giả. 2500 vé được phát hành và nhanh chóng được tẩu tán hết. Trước đó, Da LAB cùng cộng đồng rap tổ chức các đêm diễn trong chương trình Tử Tế Show cũng rất thành công. Vé nhanh chóng được bán hết mà không cần phải quảng bá rầm rộ.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 05

Một đại diện khác mà người viết cũng muốn kể ra ở đây chính là Lê Cát Trọng Lý. Cô không chỉ thành công về mặt “thương mại” ở việc bán đĩa mà còn ở các show nhạc. Những đêm nhạc của Lý ở L’Espace (Trung tâm văn hoá Pháp), Harritage, hay những show diễn kết hợp với khám phá du lịch tại Hạ Long, Bhutan, Sapa dù có giá vé đặt đỏ (trên 10 triệu đồng) vẫn có không ít khán giả chi tiền để được nghe cô hát.

Tất nhiên, thành công về mặt bán vé xem biểu diễn ở đây vẫn chưa thể sánh bằng với các live show của các nghệ sĩ chính thống. Không chỉ về mặt quy mô, chất lượng âm thanh mà ở số lượng vé/khán giả tham gia cũng hạn chế. Sự thành công ở đây, nên được nhìn nhận rằng, âm nhạc của họ đã tìm thấy đúng đối tượng khán giả. Họ có thể bán đĩa, tổ chức đêm nhạc trong quy mô khán giả của riêng mình và vẫn rất thành công.

“Cửa hẹp” nay đã rộng mở?

Tại sao âm nhạc của những nghệ sĩ dưới tinh thần độc lập lại được đón nhận như vậy? Âm nhạc của họ phản ánh điều gì về thị trường cũng như nhu cầu của khán giả hiện nay? Đó là một trong những câu hỏi nên đặt ra về sự nổi bật của nhạc indie/undergound trong những năm gần đây.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 07 1

Có thể nói, những tác phẩm của các nghệ sĩ làm nhạc dưới tinh thần độc lập đáp ứng được 2 điều: tư tưởng và sự mới mẻ. Âm nhạc của họ nói lên câu chuyện gần gũi, mang tính bản thể với những câu chuyện cá nhân, xã hội, thế hệ với cách tiếp cận và giải quyết rất hợp thời. Bên cạnh đó, dưới thời nhạc chính thông đang bão hoà, dễ dãi trong việc chạy theo xu hướng và ít tìm tòi cũng khiến cho âm nhạc độc lập gây được chú ý.

lam nhac duoi tinh doc lap ky 2 cua hep nay da rong mo 08

Tuy nhiên, so với những nghệ sĩ chính thống, thành công này của các nghệ sĩ làm nhạc dưới tinh thần độc lập vẫn thực sự còn rất nhỏ. Số lượt views trên các trang nghe nhạc trực tuyến, số đĩa hay số vé biểu diễn bán ra được xem là thành công nhưng vẫn ở quy mô chưa lớn. Tuy nhiên, khi bên cạnh mình không có những công cụ hỗ trợ, không truyền thông quảng bá, không có chiến dịch bài bản… thì kết quả này xứng đáng được xem là thành công.

Con đường chinh phục khán giả của những nghệ sĩ trẻ tuổi này đang rộng mở hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, một nhóm công chúng cũng đang hình thành để cộng hưởng với các sản phẩm nghệ thuật do nhóm nghệ sĩ này làm ra. Thành công thực sự của giới làm nhạc mang màu sắc độc lập Việt Nam chính là việc tự mở cánh “cửa hẹp” để nó rộng hơn.

Viết một bình luận